Trẻ em bị dị ứng thời tiết thì cần phải kiêng những gì?

Trẻ em bị dị ứng thời tiết thì cần phải kiêng những gì?
4 phút, 56 giây để đọc.

Trẻ dễ bị dị ứng thời tiết vào những ngày nắng nóng hay mùa lạnh. Ngoài việc dùng thuốc để chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa, trẻ bị dị ứng nên ăn những thực phẩm gì ngoài việc uống thuốc để bệnh nhanh khỏi hơn? Cùng Rcc theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách điều trị khi trẻ bị dị ứng nhé!

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên phải ăn gì?

Vào thời tiết nóng

Dị ứng thời tiết nắng nóng nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị nóng trong quá mức dẫn đến cơ thể nổi mụn ngứa ngáy khó chịu. Những thực phẩm sau sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe:

Chuẩn bị canh bí xanh cùng đậu xanh: 60 g bí xanh, 30 g đậu xanh, 100 g thịt nạc băm. Cho đậu xanh vào đun trước, sau đó mới cho thịt và bí đao cùng vào. Tiếp tục dùng món này trong nhiều ngày và dùng cứ 5-7 ngày trong một liệu trình. 

Chè dưa hấu: 30g vỏ dưa hấu xanh và đường trắng. Rửa sạch vỏ dưa, cắt nhỏ và luộc chín trong nước, sau đó cho một chút đường để tăng hương vị. Một ngày uống trà  2 lần, 7 ngày sau cơ thể nóng, mẩn ngứa cũng hết. 

Giá đỗ xào thịt: 250g giá đỗ xanh, 50g thịt bò. Cho thịt vào trước, sau đó mới cho giá vào xào. Chia món ăn này với cơm nóng trong 1 tuần. 

Canh măng nấu tôm: cá và măng tươi, 250g đã chuẩn bị. Chỉ dùng những phần vừa và nhỏ, bỏ vỏ và thái miếng mỏng, rửa sạch cá và nấu canh với măng. 

Vào thời tiết nóng

Vào thời tiết lạnh

Các loại trái cây khô: đặc biệt là điều khô, hạnh nhân khô hay nho khô. Chúng không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp làn da lưu lại nhiều độ ẩm hơn. Từ đó tránh được tình trạng khô da, bong hay nứt nẻ và hạn chế xuất hiện các cơn ngứa.

Món cháo thịt bò: thịt bỏ tươi mua loại ngon 100g ướp với dầu thực vật, tỏi tươi 60g đập dập và gạo tẻ lượng vừa ăn, mua thêm rau sống để tăng hương vị. Nấu cháo chín thì cho thịt bò vào nấu sôi, thêm gia vị và rau thơm vào. Món ăn này dùng vào mùa lạnh hết ý, chúng sẽ giúp bạn trị được những triệu chứng dị ứng thời tiết ở bộ phận hô hấp như tắc nghẹt mũi, hắt hơi.

Uống nước trà nóng: bạn có thể dùng trà xanh hay trà gừng đều được, nước trà nóng sẽ giúp giữ nhiệt cơ thể đồng thời trị dị ứng thời tiết hiệu quả do chúng có tính kháng viêm, diệt khuẩn.

Uống nước mật ong: bạn nên có thói quen uống nước mật ong pha mỗi sáng. Chúng có tác dụng chống khuẩn, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, tăng cường sức để kháng. Đây là cách trị dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản lại vô cùng tiết kiệm.

Vào thời tiết lạnh

 

Trẻ dị ứng với thời tiết nên kiêng cử gì?

Những loại hạt và trái cây tươi 

Trái cây thực sự rất tốt, chúng cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể, tuy nhiên, có 1 số loại quả có thể khiến trẻ bị dị ứng thời tiết nặng hơn như là táo, kiwi,… Một số loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ,… mẹ cũng cần tránh cho bé sử dụng.

Những loại hải sản, thức ăn giàu đạm

 Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta loại bỏ hoàn toàn đạm ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ. Hải sản thường chứa những loại protein lạ khiến triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết có nhiều biến đổi tiêu cực. Cụ thể, chúng có thể khiến trẻ bị sưng phù toàn thân nặng hơn, bị nổi đỏ trên toàn thân hay bị khó thở,… Các loại thực phẩm như trứng, bơ, sữa,… cũng cần thận trọng khi cho trẻ sử dụng bởi chúng rất dễ gây kích ứng dù rất giàu chất dinh dưỡng

Tránh để bé tiếp xúc với gió lạnh

 Việc cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh sẽ khiến cho da trẻ trở nên khô hơn; từ đó khiến tình trạng ngứa ngáy thêm trầm trọng hơn. Khi ngứa, trẻ càng gãi ; thì các vết sẩn ngứa sẽ nhanh chóng lan rộng toàn thân. Tốt nhất mẹ nên dùng áo khoác rộng, cản gió tốt và quấn thêm khăn choàng cổ khi cho trẻ đi ra ngoài.

Tránh để bé tiếp xúc với gió lạnh để không bị dị ứng thời tiết

Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật chội 

Khi cho trẻ mặc quần áo chật sẽ khiến vải cọ sát với các vết mẩn ngứa; càng khiến triệu chứng dị ứng bùng phát. Không chỉ vậy, nếu cọ xát mạnh gây ra vết trầy xước ;sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da cho trẻ.

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài 

Tức là mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bất kỳ các tác nhân nào bên ngoài có thể khiến tình trạng của trẻ thêm trầm trọng hơn; như khói bụi, nắng, mưa,.. Để làm được việc này mẹ cần che kín cơ thể bé khi ra đường. Khi đi xe máy cần cho trẻ đeo khẩu trang; và dùng nón bảo hiểm có kính che phía trước; vừa cản gió lại có thể tránh được nguy cơ dị ứng từ bụi bẩn, phấn hoa…

Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu trẻ trẻ dị ứng thời tiết; cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám và điều trị đúng cách kết hợp với ăn uống khoa học sẽ phục hồi bệnh nhanh chóng. Hy vọng bé của các bạn sẽ mạnh khỏe nhé. 

Nguồn: dinhduong.online

Tác giả

Huỳnh Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *