Làm gì để giữ răng, miệng trẻ em luôn khỏe mạnh?

Làm gì để giữ răng, miệng trẻ em luôn khỏe mạnh?
5 phút, 25 giây để đọc.

Có câu tục ngữ: ‘Cái răng, cái tóc là góc con người” Hàm răng không chỉ đẹp mà còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người, thường là bộ phận bị tổn thương sớm nhất, có nhiều thói quen xấu hàng ngày. 

Răng là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm nhai và nghiền thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi ăn no nên nhai kỹ để tăng cảm giác ngon miệng và giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn diễn ra dễ dàng và tốt hơn. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng như những đứa trẻ lớn hơn hoặc người lớn. Việc chăm sóc răng miệng của em bé cần được bắt đầu từ lúc mới sinh. Tập thói quen vệ sinh sớm sẽ giúp ích cho sức khỏe răng miệng của bé. Hãy cùng Rcc theo dõi bài viết chăm sóc, bảo vệ răng dưới đây nhé!

Những ảnh hưởng mà trẻ gặp phải khi mắc bệnh về răng miệng

Khi trẻ mắc các bệnh về răng miệng,  trẻ sẽ thường bị hôi miệng, chán ăn, do đó trẻ dễ biếng ăn và nghiêm trọng hơn là mất ngủ, nếu sụt cân lâu ngày sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu chiếc răng bị mất và không thể mọc lại sẽ phát âm thanh không chuẩn được, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của lứa tuổi học sinh. 

Những ảnh hưởng mà trẻ gặp phải khi mắc bệnh về răng miệng

Bệnh nhiễm trùng răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiễm khuẩn ở hầu hết các bộ phận như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm các cơ quan khác (như tim, thận, khớp). 

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu các yếu tố vi lượng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng: thiếu vitamin C gây chảy máu lợi do thành mạch yếu, thiếu vitamin D gây rối loạn chuyển hóa xương làm răng mọc chậm, thiếu canxi, flour làm răng yếu dễ bị sâu.

Các loại bệnh răng miệng

Sâu răng

Là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng thành lỗ sâu. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.

Sâu răng

Triệu chứng: Thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn trầm trọng.. Nếu răng sâu không được hàn, răng tiếp tục bị phá hủy, lỗ sâu lớn dần và vào đến tủy, lúc ấy bệnh nhân có thể đau nhức dữ dội thành cơn, tự nhiên không ăn cũng đau. Khi sâu răng đến tủy không được điều trị kịp thời có thể có nhiều biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, áp xe hay nặng có thể hình thành trong xương gây viêm mô tế bào, viêm xương, viêm hạch….

Viêm lợi 

Bệnh nhân có cảm giác ngứa lợi, khó chịu, lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào. Trẻ ở lứa tuổi mọc răng cũng rất hay viêm lợi, lợi đỏ, ngứa , chảy rãi nhiều. Trẻ hay cho tay hoặc các vật lạ vào miệng để cắn; hay cáu bẳn, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn…có thể sốt khoảng 38 độ C; có hạch dưới hàm.

Bệnh viêm quanh răng 

Khi bệnh viêm lợi không được quan tâm và điều trị; thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu; tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Không những thế; bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần; khiến cho răng không có chỗ dựa; trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng. Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai, răng lung lay..

Bệnh viêm quanh răng 

Chứng chảy máu chân răng 

Gặp phải khi chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi; đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi…

Dấu hiệu của bệnh: chân răng sưng, đỏ, đau. Khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng; răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.

Phòng bệnh răng miệng hiệu quả

Chải răng: lấy sạch mảng bám ở răng, xoa nắn lợi nhẹ nhàng, làm sạch khe lợi. Chọn bàn chải vừa miệng, giúp đưa bàn chải vào miệng dễ dàng; lông bàn chải không mềm quá hoặc cứng quá. Chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải đủ ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Chải răng xoay tròn với răng cửa, chếch 45 độ; đối với răng hàm trong 3 phút.

Phòng bệnh

Hạn chế dùng đường: Đối với mọi lứa tuổi đều không nên ăn nhiều đường. Trẻ em không nên ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ hay trước bữa ăn; không ăn vặt mà nên ăn thành bữa; ăn xong phải súc miệng, đánh răng ngay.

Làm cho men răng trở nên chắc hơn bằng sử dụng flour: trẻ từ 6 – 15 tuổi có thể súc miệng với dung dịch muối. Đánh răng bằng thuốc đánh răng có flour.

Khám định kỳ: trẻ cần được khám răng 6 tháng 1 lần. Khám răng đều đặn như vậy sẽ giúp phát hiện những răng chớm bị sâu; để được điều trị sớm, tránh biến chứng.

Ngoài ra, cần tránh cho trẻ những thói quen gây nguy hại cho răng; xương ổ răng cũng như phần mô mềm như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn môi; má hay ăn móng tay, nghiến răng,  thở bằng miệng.

Tóm lại, việc bảo vệ răng miệng cho trẻ từ lúc còn nhỏ; là việc nên làm của các ông bố, bà mẹ. Hãy chăm sóc trẻ thật kỹ để trẻ phát triển khỏe mạnh nhé! Cùng theo dõi Rcc để đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về dinh dưỡng cho trẻ em, cách chăm sóc cho trẻ em khỏe mạnh nhé!.

Nguồn: viendinhduong.vn

Tác giả

Huỳnh Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *