Bí kíp phòng tránh những loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ em

Bí kíp phòng tránh những loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ em
5 phút, 0 giây để đọc.

Nhiều bà mẹ lo lắng khi con mình bị dị ứng, nổi mẩn đỏ đột ngột, mẩn ngứa, hay quấy khóc. Dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của trẻ. Cùng Rcc theo dõi bài viết sau đây để phòng tránh thực phẩm gây dị ứng nhé!

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thực phẩm là phản ứng bất thường với đồ ăn do hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Trẻ em có đường ruột và hệ miễn dịch còn non yếu, niêm mạc đường tiêu hóa có tính thẩm thấu cao nên dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với thức ăn có tính dị ứng cao. Dị ứng thức ăn thường gây ra các triệu chứng về da như ban đỏ, viêm da, mày đay, chàm, đau bụng, khó tiêu. 

Dị ứng thức ăn là gì?

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các cơn hen suyễn  và có nguy cơ tử vong cao. 

Trẻ dưới 1 tuổi thường dễ bị dị ứng nhất cho đến khi bắt đầu ăn thức ăn đặc; vì ở độ tuổi này, hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Hiện nay, tình trạng dị ứng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới; đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Căn cứ vào tiền sử dị ứng của cha mẹ có thể xác định được nguy cơ dị ứng của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Ví dụ: Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng thì 50 – 80% con có nguy cơ mắc bệnh. 

Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu như ở người lớn, thường gặp là dị ứng với tôm, cá thì với trẻ em phần nhiều là dị ứng với sữa bò, trứng và đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Với những trẻ đang trong độ tuổi bú mẹ, nhiều bà mẹ do sợ thiếu sữa hoặc do đi làm xa nên pha thêm sữa bột cho bé bú dẫn đến bé bị dị ứng với thành phần của sữa. Các phản ứng dị ứng với các thực phẩm không chứa protein hoặc ít protein là hiếm khi xảy ra.

Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

Dị ứng thức ăn là dị ứng với thực phẩm đưa vào đường tiêu hóa; nhưng các biểu hiện chủ yếu lại ở da và những yếu tố gây nặng bệnh lại nằm ở đường hô hấp. Có đến 80% trẻ bị dị ứng có biểu hiện ở da, 20% có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp (thở co kéo, khò khè…), 20% có biểu hiện ở hệ tiêu hoá, các triệu chứng khác chỉ chiếm vài phần trăm. Dị ứng thức ăn nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến những hệ lụy khó có thể khắc phục được.

Dấu hiệu khi bị dị ứng

Biểu hiện của dị ứng thức ăn khá nhanh. Chỉ từ vài phút đến khoảng 2 giờ sau khi cho trẻ ăn thực phẩm có chứa các dị nguyên gây dị ứng. Chúng là những biểu hiện nổi ở bề mặt cơ thể, dễ thấy, dễ quan sát. Ở mức độ nhẹ, trẻ có biểu hiện sưng môi; ngứa miệng lưỡi, ngứa hầu họng. Ở mức độ vừa, trẻ sẽ bị ngứa khắp mình mẩy, nổi nốt đỏ kích thước lấm tấm; hoặc có thể nổi thành những ban đỏ kích thước lớn,; mắt có thể sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt. Ở mức độ nặng, trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở; và sốc dị ứng. Khi rơi vào trường hợp nặng cần xử trí nhanh chóng; nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Dấu hiệu khi bị dị ứng thực phẩm

Phòng tránh bệnh cho trẻ

Nguyên tắc giảm dị ứng cho trẻ đầu tiên: chậm tiếp xúc với dị nguyên trong vài tháng đầu đời. Giai đoạn này, hầu hết dị nguyên từ công thức dinh dưỡng sữa bò. Trẻ bú sữa công thức dinh dưỡng sẽ nhận nhiều kháng nguyên lạ gấp 106 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Để phòng ngừa tiên phát dị ứng; chia làm hai đối tượng là áp dụng cho tất cả trẻ và trẻ nguy cơ cao. Đối với tất cả trẻ, cần được bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng đầu; tiếp tục bú mẹ cho đến 6 tháng; tránh hoàn toàn khói thuốc lá; trước và sau khi sinh…

 

Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa dị ứng, bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng cho đến 6 tháng có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi; giảm tần suất dị ứng protein sữa bò trong 2 năm đầu đời.

Đối với những trẻ nguy cơ cao; bao gồm những trẻ không được bú mẹ, nên được cho uống sữa thủy phân đến 4 tháng tuổi. Sữa công thức thủy phân một phần được ưa chuộng hơn; là sữa công thức thủy phân tích cực (hoàn toàn). Bà mẹ cho con bú cũng nên hạn chế những thực phẩm; có thể gây dị ứng cho trẻ.

Tuyệt đối tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng; đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi bị dị ứng thức ăn cao nhất. Sự kết hợp ăn kiêng với một chế độ bù dưỡng chất; từ thực phẩm bổ sung là một giải pháp an toàn.

Mong rằng những chia sẻ bổ ích của chúng tôi; sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho con trẻ của mình. Chúc con bạn luôn mong ăn, chóng lớn nhé!

Nguồn: viendinhduong.vn

Tác giả

Huỳnh Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *