TOP 7 loại bánh của miền Tây có màu xanh lá khiến ai ăn cùng thích thú
Người miền Tây có nhiều món ăn vặt siêu hấp dẫn có thể hút hồn du khách phương xa như bánh chuối, chè chuối nếp cẩm, bánh bò…. Trong số đó còn có các món bánh dẻo màu xanh lá dứa vô cùng bắt mắt. Chúng có hương vị thơm ngon dễ dàng “hút hồn” mọi du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bánh ống lá dứa – có nguồn gốc từ người Khmer
Đĩa bánh xanh lá dứa đầu tiên ở miền tây là bánh ống lá dứa. Món đặc sản miền Tây này thực chất có nguồn gốc từ người Khmer ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,… dần dần nổi tiếng khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành món ngon cũng như đặc sản của các lứa tuổi học sinh cùng bao người dân trên miền Tây sông nước này.
Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như bột gạo, nước cốt dừa, đường, lá dứa … Nhưng để làm được một chiếc bánh ngon, người thợ vẫn cần phải kỳ công. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến.
Bánh hấp xong có thể ăn ngay hoặc bạn có thể nhờ người bán cắt khúc dài trên bánh rồi cho dừa nạo, đậu phộng hoặc muối mè vào cũng rất là ngon. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vị xốp của bột gạo, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường chắc chắn sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Bánh bò miền Tây
Bánh bò cũng là món ăn không còn xa lạ gì với những người yêu ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là món ăn của miền Tây. Bánh bò nghe vậy chứ chả liên quan gì đến thịt bò.
Món bánh này được làm từ bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, men nở, muối, đường… kết hợp với một số nguyên liệu khác để đem lại những chiếc bánh đầy màu sắc, mà nổi bật trong đó là bánh bò lá dứa xanh mát mắt.
Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này là một biến tấu độc đáo hơn so với bành bò truyền thống. Bánh có mùi thơm đặc trưng của lá dứa, có thể được nướng hoặc hấp đều ngon, nếu thích bạn còn cũng có thể ăn kèm nước dừa béo ngậy để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, bánh bò thốt nốt, bánh bò cơm rượu… cũng là những phiên bản bánh bò ngon mà nếu có cơ hội du lịch miền Tây bạn cũng nên thử qua.
Bánh đúc gân thơm ngọt
Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng của ẩm thực miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc cũng dần xuất hiện và phổ biến ở miền Trung và và miền Nam, nhưng mỗi vùng lại có một hương vị khác nhau, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của vùng đó.
Nếu như ở miền Bắc thịnh hành nhất món bánh đúc lạc chấm tương hoặc ăn cùng với nước canh thịt bằm nóng hổi, miền Trung nổi tiếng với bánh đúc chấm mắm nêm và bánh đúc hến, thì ở miền Nam lại sáng tạo nên món bánh đúc mặn và đặc biệt nhất là bánh đúc lá dứa hay còn gọi là bánh đúc gân.
Bánh đúc gân là loại bánh đúc ngọt, mang màu xanh đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng của lá dứa, thường được ăn cùng với nước cốt dừa hoặc nước đường được thắng kẹo lại kèm theo là đậu phộng rang giã nhỏ để rắc lên trên bánh. Khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được ngay hương vị bình dị mà không kém phần tinh tế của món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này.
Bánh da lợn quen thuộc
Bánh da lợn không là món đặc sản riêng của miền nào nhưng ở mỗi miền, món bánh này lại mang mang hương vị khác nhau. Nếu như ở Hội An, bánh mang hương vị thanh tao, thì ở miền Tây lại mộc mạc, đậm đà, khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Cái tên bánh “da lợn” hay bánh “chín tầng mây” xuất phát từ hình dáng bên ngoài của bánh có nhiều lớp như da lợn được xếp chồng lên nhau. Bánh miền Tây xanh màu lá dứa này thường làm từ bột năng, bột gạo, đường, nước cốt dừa, đậu xanh, vani, lá dứa… Người ta có thể dùng khuôn nhỏ hình tròn, hình trái tim để đổ bánh, hoặc nếu làm ổ bánh lớn, bạn có thể xắt thành từng miếng vừa ăn.
Một số người còn cho thêm khoai môn, sầu riêng để bánh có vị bùi và thơm ngon hơn. Khi thưởng thức miếng bánh dẻo thơm bột gạo nếp hòa cùng vị ngọt ngào nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ rồi hớp một ngụm trà sen thơm nóng near thì quả thật là tuyệt vời.
Bánh cuốn ngọt đặc sắc
Bên cạnh món bánh cuốn mặn nhân thịt băm; nấm mèo ăn với nem chả nổi tiếng của ẩm thực miền Bắc; thì miền Tây cũng có một loại bánh cuốn đặc biệt; gắn liền với bao thế hệ người dân miền này đó chính là bánh cuốn ngọt. Đi khắp nẻo đường miền Tây; bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thúng bánh miền Tây xanh màu lá dứa này; được rao bán khắp nơi chợ huyện; bến phà hay những dì bán hàng rong dễ mến.
Tùy vào từng địa phương mà cách làm bánh có thể khác nhau đôi chút; song bánh vẫn có điểm chung là thường có màu xanh đẹp mắt nhờ vào lá dứa; còn nguyên liệu cơ bản vẫn là lớp vỏ làm bột gạo tráng mỏng dai dai khá giống với bánh da lợn; gói nhân đậu xanh, dừa bào bên trong. Ngoài ra, người ta còn rắc thêm rắc mè và đậu phộng; cùng nước cốt dừa, đường, muối, mè rang… béo và thơm đầy hấp dẫn.
Bánh tằm khoai mì truyền thống
Cho dù ở nông thôn hay thành thị; ngày xa xưa hay thời buổi hiện đại thì trong ký ức của nhiều tín đồ ẩm thực Việt; đặc biệt là ở miền Tây thì món bánh tằm khoai mì này; được xem một thức quà của quê hương mà ai ai cũng nhớ mãi. Ngày nay, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm mua món bánh này ở trong các khu chợ truyền thống; hoặc những gánh hàng rong ven đường.
Sở dĩ người ta gọi bánh tằm bì là vì bánh có hình dạng thon dài; có một lớp vụn dừa được phủ bên ngoài trông như những con tằm. Bánh miền Tây xanh màu lá dứa này chủ yếu được chế biến từ khoai mì; kết hợp bột năng, đường, nước cốt dừa,…
Đặc biệt, để bánh tằm khoai mì thêm màu sắc đẹp mắt; người làm bánh có thể tạo màu bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên; như lá dứa cho màu xanh lá, lá cẩm cho màu tí;, hoa đậu biếc cho màu xanh dương, củ dền hay gấc cho màu đỏ, cà rốt cho màu cam…
Bạn có thể ăn bánh này ngay sau khi hấp xong; nhưng ngon nhất thì phải rắc thêm một chút mè ran;, nước cốt dừa, đường nạo lên trên bánh. Khi ăn thử bạn sẽ cảm nhận hương vị vừa thơm ngọt vừa béo ngậy cực kỳ lôi cuốn; khiến không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn tuổi cũng rất yêu thích món bánh ấy.
Bánh lọt mát lượm
Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt mà có lẽ không tín đồ ẩm thực miền Tây nào không biết đến. Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này được làm từ bột gạo; bột năng, bột sắn, nước lọc; và đặc biệt không thể thiếu nước cốt lá dứa để món bánh này có màu xanh bắt mắt tự nhiên.
Trộn tất cả các nguyên liệu này thành một hỗn hợp này; rồi đem khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi chín, dẻo. Sau đó, ép bột “lọt” qua khuôn hoặc rây và ngâm vào nước lạnh để tạo hình sợi bánh. Món bánh đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời; mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa.
Bánh lọt có thể pha thêm nước đường, nước cốt dừa, hạt lựu, sương sa và đậu xanh nhuyễn,… để tạo nên món chè thơm ngon. Nếu nột ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly chè bánh lọt nước cốt dừa; cùng với đá lạnh thì còn gì ngon bằng.
Dù giờ đây bạn có thể dễ dàng thưởng thức những món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này ở khắp mọi miền, nhưng có lẽ phải đến tận nơi để thưởng thức thì bạn mới có thể cảm nhận hết được hương vị đầy tinh tế mà đậm nghĩa tình của những thức bánh dân dã này. Trang RCC chúc bạn có chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: dulichvietnam.com.vn