Tìm hiểu 8 loại bánh Tết đặc trưng cho các vùng miền Bắc-Trung-Nam
Bánh Tết dân dã mang đậm hương vị truyền thống khiến ai xa quê cũng nhớ mãi, từ bánh chưng, bánh tét đến những chiếc bánh nổ giòn rụm đầy thú vị. Tất cả làm nên ẩm thực của Việt Nam vào những ngày Tết thêm phong phú, đa dạng.
Bánh chưng của người miền Bắc
Món bánh chưng truyền thống rất cần thiết trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc. Bánh chưng được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng, còn nhân gồm đậu xanh bóc vỏ thơm ngon, thịt lợn muối tiêu, gói bằng lá thục quỳ xanh, buộc chặt thành hình vuông.
Bánh chưng luộc với một nồi to trên bếp củi. Khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được độ dẻo thơm của gạo nếp, lớp nhân bên trong có vị bùi bùi của đậu xanh và thịt mỡ béo ngậy. Bánh chưng xanh thời vua Hùng tượng trưng cho mặt đất và lạt được dùng để buộc bánh chưng nhằm thể hiện tinh thần gắn bó giữa các thành viên trong gia đình và đoàn kết dân tộc.
Bánh tét nổi tiếng ở miền Nam
Miền bắc có bánh chưng, bánh tét ở miền nam là món bánh không thể thiếu trong ngày tết xuân về. Vỏ được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, nhân bên trong giống như bánh chưng là gồm đậu xanh và thịt lợn, bên ngoài là gạo nếp thơm ngon. Chỉ có một điều khác là tuy bánh chưng vuông nhưng bánh tét lại có hình trụ dài.
Bánh tét tượng trưng cho hình ảnh thiêng liêng của tình mẫu tử, những người mẹ luôn chở che, bảo vệ con cái. Đây là lý do tại sao bánh tét dường như nhắc nhở mọi người về đức tính hiếu kính con cái đối với cha mẹ vào ngày lễ Tết. Chính vì vậy, bánh tét đã trở thành món bánh đặc sản không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người miền nam.
Cũng có hương vị giống như bánh chưng, bánh tét của người miền Nam hấp dẫn với lớp vỏ bánh xanh, từng lát bánh có màu sắc đẹp mắt của nhân đỗ và thịt hoặc có thể biến tấu với bánh tét nhân trứng muối, bánh tét lá cẩm tím,… Ngoài ra, có thể làm món bánh tét chiên giòn chấm với tương ớt cũng rất hấp dẫn.
Bánh in không thể thiếu trong ngày Tết của miền Trung
Bánh in là món bánh Tết truyền thống của người miền Trung, phổ biến nhất ở Huế. Bánh in được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như bột bếp, đậu xanh, bột năng và đường được làm từ khuôn có in hình cá, chữ phúc, lộc, thọ. Thời xưa bánh in thường được dùng để mời Vua chúa và hiện nay trở thành món bánh đặc sản của người dân xứ Huế.
Bánh in thường được in hình phúc, lộc, thọ hoặc rồng phượng như một lời chúc tốt lành mà người dân Huế thường gửi gắm cho nhau trong mỗi dịp đầu xuân năm mới gặp nhiều may mắn và tài lộc dồi dào.
Bên cạnh món bánh in truyền thống, món bánh này còn được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, bánh in hương vị đậu xanh là được ưa chuộng nhất, hoàn hảo nhất là thưởng thức với một ly trà xanh. Miếng bánh in dân dã nhưng cực hấp dẫn, lớp vỏ bánh bột trắng mềm mịn hòa quyện cùng lớp nhân đậu xanh béo bùi ngon khó cưỡng.
Bánh đậu xanh – đặc sản Hải Dương
Bánh đậu xanh đặc sản Hải Dương là một trong những mónbánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình trong dịp Tết hoặc mua làm quà tặng, đặc biệt là tại miền Bắc. Không chỉ mang hương vị thơm ngon, mà thời xưa bánh đậu xanh còn từng được chọn để dâng Vua Bảo Đại trong một lần ghé thăm Hải Dương.
Bánh đậu xanh được làm từ đậu xanh, đường, cốt dừa và vani. Từng miếng bánh đậu xanh tan chảy trong miệng và cảm nhận vị béo ngậy và thơm ngon khó cưỡng, ăn rồi lại muốn ăn tiếp. Bánh có vị ngọt thanh, từng miếng bánh vuông nhỏ nhắn thể hiện sự khéo léo của người làm bánh. Bánh đậu xanh ngon nhất khi được uống cùng với trà nóng để cảm nhận được trọn vẹn hương vị thơm ngon của món bánh này.
Bánh phu thê – đặc sản Bắc Ninh
Phu thê là món bánh đặc sản Bắc Ninh, còn được gọi là bánh xu xê, su sê, được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như: đậu xanh, bột nếp, dừa nạo sợi.
Phu thê là món bánh được nhiều người yêu thích với màu sắc hấp dẫn; và hương vị thơm ngon. Lớp vỏ bánh dai dai thanh mát cùng lớp nhân đỗ xanh; dừa nạo ngon béo ngậy hòa quyện với nhau ăn không hề bị ngán mà lại rất vui miệng.
Bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt; tình cảm lứa đôi. Vì vậy mà bánh phu thê trở thành món ăn quen thuộc vào những dịp quan trọng như đám cưới hay lễ Tết.
Bánh phu thê có vị dai và ngọt hấp dẫn; nên không cần phải ăn kèm với bất kỳ thứ gì cả. Tuy nhiên, nếu ăn không được đồ ngọt bạn có thể ăn kèm với trà nóng; giống như thưởng thức bánh in hay bánh đậu xanh.
Bánh ít lá gai – đặc sản Bình Định
Bánh ít là gai là một trong những món bánh Tết truyền thống quen thuộc của người dân Bình Định. Món bánh này có nguồn gốc từ thời Vua Hùng; người con gái út của vua đã sáng tạo nên bánh ít lá gai có hương vị đậm đà khó quên; đặt tên là bánh ít, tựa như người con gái út của Vua.
Bánh ít lá gai có hình khối chóp; tuy đơn giản nhưng chứa đựng hương vị thơm ngon khi thưởng thức một lần rồi sẽ nhớ mãi. Món bánh này giống với bánh gai ngoài Bắc; lớp vỏ bánh có màu đen dẻo cùng lớp nhân đỗ xanh và dừa béo bùi rất hấp dẫn.
Bánh thuẫn của cả miền Nam và miền Trung
Bánh thuẫn được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột mì trộn đều cùng với đường; trứng gà và vani thêm chút dầu ăn để tạo hương vị hấp dẫn. Bánh thuẫn hấp dẫn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi màu vàng ươm đẹp mắt. Khi chín bánh nở bung nhìn giống như cánh hoa mai; loài hoa đặc trưng vào ngày Tết ở miền Trung và miền Nam.
Bánh thuẫn đơn giản chinh phục thực khách với vị thơm ngon đặc trưng của trứng gà; và vani, thưởng thức miếng bánh bạn có thể cảm nhận vị béo ngậy của các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
Bánh thuẫn có ý nghĩa như lời nguyện chúc về một năm mới bình an; may mắn và hạnh phúc, thích hợp cho cả gia đình sum họp; và thưởng thức. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức bánh thuẫn cùng với ấm trà nóng; từng miếng bánh mềm mịn tan chảy trong miệng.
Bánh nổ – đặc sản Quảng Ngãi
Bánh nổ là món ăn quen thuộc của người Quảng Ngãi vào mỗi dịp xuân về; món bánh Tết truyền thống này được làm từ thóc nếp rang thơm với tiếng nổ tanh tách; đó cũng là lý do bánh có tên đặc biệt đó. Bánh nổ là món ăn bình dị mà thân thuộc của người Quảng Ngãi mỗi dịp xuân về. Được chế biến từ gạo nổ nên thưởng thức món bánh này không hề ngán; bánh nổ xốp xốp giòn tan trong miệng; cùng với hương thơm đặc trưng của gạo nổ ăn rồi chỉ muốn ăn tiếp.
Không chỉ thực quà ăn chơi, bánh nổ là nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người dân xứ Quảng. Món bánh này là quà đãi khách ngày Tết; và không thể thiếu được trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên thể hiện tình nghĩa trọn vẹn.
Thưởng thức một miếng bánh nổ giòn tan để cảm nhận hương vị dẻo bùi của nếp; và vị ngọt thanh của đường, vị cay của gừng vấn vương trên đầu lưỡi. Còn gì tuyệt hơn khi được thưởng thức bánh nổ; cùng với ấm chè xanh cùng gia đình rôm rả tâm sự những câu chuyện trong năm qua.
Với 8 món bánh Tết truyền thống do trang RCC kể trên, đã góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực của Việt Nam vào những ngày lễ Tết.
Nguồn: dulichvietnam.com.vn