Nguồn bổ sung acid folic cho mẹ bầu từ một số thực phẩm hằng ngày

Nguồn bổ sung acid folic cho mẹ bầu từ một số thực phẩm hằng ngày
4 phút, 32 giây để đọc.

Mang thai là thời kỳ cơ thể người phụ nữ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể và thai nhi, đặc biệt là axit folic. Thiếu axit folic có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như bệnh thần kinh ở trẻ sơ sinh; tăng nguy cơ sẩy thai, trẻ nhẹ cân, thiếu máu. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung axit folic có ngay từ đầu thai kỳ và trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và an toàn cho em bé. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng được tiếp cận đầy đủ thông tin về các loại thuốc bổ sung axit folic phù hợp để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để nắm được những kiến thức quan trọng này. 

Acid folic đóng vai trò không thể thiếu đối với mẹ bầu

Axit folic (hay còn gọi là folic, vitamin B9) đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất; phát triển, phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Bổ sung đủ folic mỗi ngày không chỉ quan trọng đối với phụ nữ trước khi mang thai mà các bà mẹ nên tiếp tục bổ sung trong thời kỳ mang thai; đây là chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào và sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ dễ bị thiếu axit folic khi mang thai. Quá trình mang thai cũng làm tăng lượng máu, tăng số lượng hồng cầu; tăng đào thải axit folic qua nước tiểu khi mang thai khiến bà bầu thường xuyên bị thiếu axit folic. Sự thiếu hụt này làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi gây ra tật nứt đốt sống và não úng thủy. Các nghiên cứu lớn gần đây trên thế giới đã chỉ ra rằng trước và trong khi mang thai; bổ sung đầy đủ axit folic có thể ngăn ngừa 70-80% trẻ bị não úng thủy.

Ngoài ra, thiếu axit folic ở mẹ bầu sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ, thiếu máu. Trước mang thai phụ nữ cần bổ sung axit folic và suốt quá trình mang thai. Nhu cầu axit folic cho bà bầu tăng gấp 2 lần so với trước khi mang thai. Khi axit folic vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Việc sử dụng loại vitamin này trước và trong giai đoạn mang thai sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật ở thai nhi cũng như giảm thiểu nguy cơ liệt não; chậm phát triển trí tuệ và các bệnh phổi mãn tính.

Acid folic đóng vai trò không thể thiếu đối với mẹ bầu

Axit folic có thể được bổ sung từ thực phẩm hoặc các nguồn bổ sung ngoài như thuốc

Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu nguồn axit folic tự nhiên với lượng thực phẩm tăng cường vừa phải có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho bà bầu; đồng thời ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh của thai nhi.

  • Hoa quả: Cam có hàm lượng folate rất cao vì acid có trong cam bảo vệ folate không bị phân hủy. Bơ cũng vậy, một nửa quả bơ có thể chứa tới 90mcg folate. Dâu tây, lê, dưa hấu cũng là các loại quả cung cấp folate khá cao.
  • Các loại rau màu xanh đậm: Súp lơ xanh, rau bina (còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi), măng tây, rau mầm, bắp cải là những thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu tốt nhất.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, ngô, yến mạch, lúa mì làm món ăn không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn được cung cấp đầy đủ axit folic. Ngũ cốc cũng giàu chất xơ tốt cho bà bầu.
  • Các loại đậu: Đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ hay sản phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành rất giàu axit folic.
  • Gan động vật, bầu dục, lòng đỏ trứng…
  • Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng nhiều axit folic, vitamin A, vitamin D cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.

Axit folic có thể được bổ sung từ thực phẩm hoặc các nguồn bổ sung ngoài như thuốc

Người mang thai cần lưu ý một số điều sau khi bổ sung axit folic

  • Có thể uống viên sắt – acid folic cùng nước cam, nước trái cây. Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt, acid folic nhờ khả năng bảo vệ folate không bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa.
  • Không uống cùng cà phê, trà, rượu sẽ gây ra tương tác thuốc; làm giảm khả năng hoạt động của thuốc và gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
  • Uống axit folic có thể gây táo bón; vì vậy bà bầu nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước.
  • Trong quá trình chế biến thực phẩm, acid folic dễ bị phân hủy vì nhiệt độ cao. Do đó, tránh ngâm, rửa hay nấu quá lâu gây thất thoát folate trong thực phẩm.
  • Trường hợp bổ sung acid folic bằng thuốc cần lưu ý hàm lượng; nên đảm bảo liều lượng tổng trong khoảng 400-600mcg acid folic/ngày; và chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ.

Người mang thai cần lưu ý một số điều sau khi bổ sung axit folic

Hãy đến với rcc để tham khảo nhiều bài viết về dinh dưỡng cho mẹ bầu hơn nữa.

Nguồn: dinhduongbabau.net

Tác giả

Lê Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *