Thực phẩm bổ sung các loại vitamin dinh dưỡng khi mang thai

Thực phẩm bổ sung các loại vitamin dinh dưỡng khi mang thai
4 phút, 36 giây để đọc.

Giai đoạn mới mang thai, là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các cảm giác cũng như các cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu không có thức ăn và dinh dưỡng hợp lý, thai nhi có thể mắc các chứng thiếu hụt bẩm sinh nguy hiểm. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để chăm sóc thai nhi tốt nhất trong những tháng đầu? Đối với những bà mẹ khỏe mạnh có thể tăng khẩu phần ăn hơn bình thường nhưng không được quá nhiều. Khi đối với những bà mẹ gầy, bạn cần cố gắng ăn uống đa dạng các chất dinh dưỡng giàu đạm, protein để bù đắp lượng thiếu hụt trong cơ thể. 

Quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ

Trong giai đoạn đầu, tế bào của phôi nhân lên và phát triển thành hàng trăm loại tế bào. Những tế bào này có thể giúp hình thành toàn bộ cơ thể và các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như não, tim, hệ tuần hoàn, đường tiêu hóa, xương, cơ và các bộ phận cơ thể của em bé. Trong thời kỳ này, nhau thai và túi ối cũng hình thành và phát triển trong đó. Nhau thai cung cấp chất dinh dưỡng, oxy và nước từ mẹ sang thai nhi qua dây rốn. Túi ối nằm trong tử cung và được bao bọc để bảo vệ thai nhi.

Dựa vào đó, cần có những biện pháp dinh dưỡng khi mang thai để ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và sức khỏe của chính bạn.

Ở giai đoạn khoảng 10 tuần thai, phôi có kích thước khoảng 1 inch (2,54 cm). Vẫn còn quá nhỏ để các mẹ có thể cảm nhận được những vận động của bé. Sau giai đoạn phôi là giai đoạn thai, và em bé được gọi là một thai nhi.

Trong giai đoạn thai (bắt đầu từ tuần thứ 11 cho đến khi kết thúc thai kỳ); thai nhi sẽ lớn rất nhanh về kích thước và cân nặng; các cơ quan cũng như các phần cơ thể tiếp tục phát triển. Hai tuần cuối của quý đầu cũng là thời kì đầu của giai đoạn thai. Trong hai tuần này, móng của ngón tay, ngón chân bắt đầu hình thành; và thận cũng bắt đầu làm việc. Cuối tuần thứ 12, tức là cuối quý 1, thai nhi đã dài gấp 3 lần trước đó; vào khoảng 3,175 cm, nặng khoảng 18g.

Quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ

Cung cấp vitamin và khoáng chất cho người mang thai

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 là dưỡng chất cần thiết rất quan trọng và bắt buộc phải bổ sung trong suốt thai kỳ. Đây là yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển và phân chia tế bào của bé yêu. Đồng thời, axit folic có vai trò ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, não úng thủy… đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400 mg folate trong thực đơn mỗi ngày. Những thực phẩm giàu axit folic là: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…

Còn vitamin B11 sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật về bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, dị hình hống huyết quản… Mẹ cần phải bổ sung axit folic và vitamin B11 sớm; trong 7 tuần đầu của thai kỳ, mỗi ngày bổ sung khoảng 400 – 600mcg axit folic; và khoảng 0,4mcg/ngày vitamin B11 trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nhu cầu canxi khi mang thai tăng rất nhiều so với người bình thường; vì cả mẹ và thai nhi đều rất cần canxi để giúp 2 mẹ con khỏe mạnh. Canxi cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Theo các chuyên gia thì khi mới mang thai 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung khoảng 800mcg canxi; 3 tháng giữa khoảng 1.000 mcg và 3 tháng cuối khoảng 1.200 mcg.

Ngoài ra còn bổ sung thêm sắt, protein và một số dưỡng chất khác.

Cung cấp vitamin và khoáng chất cho người mang thai

Thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Rau màu xanh là những thực phẩm giàu axit folic và sắt, canxi; ngoài ra nó còn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Các loại rau màu xanh lá cây mẹ bầu nên bổ sung bao gồm: súp lơ xanh, cải bẹ xanh, xà lách, măng tây, rau cải xanh, bina, cải xoăn…

Những loại quả như: cam, quýt; bưởi rất giàu Vitamin C giúp hỗ trợ cho cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và tốt cho hệ miễn dịch của mẹ. Ngoài ra, đây là những loại trái cây có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây.

Là món ăn phổ biến của các bà bầu, lòng đỏ trứng gà không những là nguồn bổ sung protein dồi dào; mà còn là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D; cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng gà mỗi tuần

Thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Để biết thêm những thực phẩm nên ăn và không nên ăn hãy ghé xem tại rcc.

Nguồn: dinhduongbabau.net

Tác giả

Lê Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *