TOP 7 đặc sản côn trùng tuy ghê nhưng vẫn được nhiều người săn đón

TOP 7 đặc sản côn trùng tuy ghê nhưng vẫn được nhiều người săn đón
10 phút, 13 giây để đọc.

Những món ăn đầy màu sắc, tinh tế và phong phú như vậy đã gây ấn tượng với nhiều du khách nước ngoài tại Việt Nam, thậm chí đôi khi có cả những món ăn rất lạ. Trong số đó, đặc sản côn trùng không chỉ là món ăn hàng ngày, mà còn là món độc lạ nhất thế giới được người Việt săn lùng. Hãy xem bạn có thích tất cả các món ngon từ côn trùng Việt Nam dưới đây không nhé!

Món ăn được chế biến từ Rươi

Món ăn được chế biến từ Rươi

Rươi thuộc ngành giun đốt, sống ở biển và vùng nước lợ. Là đặc sản côn trùng của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bắc Bộ, nơi có địa hình trũng thấp, nước thủy triều đổ vào sông rạch. Đặc biệt, Hải Dương và Hải Phòng là hai vùng nổi tiếng về các món ăn từ rươi này.

Đặc sản côn trung có nhiều món ngon: mắm, rạm, chả, thịt ba chỉ nướng, lẩu lá giang,… nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là chắc rươi. Món ăn này là đặc sản nổi tiếng của Tứ Kỳ Hải Dương, Hải Phòng và cả thủ đô Hà Nội.

Cách trộn chế biến món ăn này mỗi nơi có đôi chút khác nhau, nhưng thường là rau sống đánh nhuyễn cho vào trứng, thìa là, hạt nêm, lá lốt, lá gừng, vỏ quýt, hành hoa, nước mắm ngon, … ăn kèm với rau sống, dưa muối, nước mắm chua ngọt và bún. Nhiều người sẽ thấy hơi sợ khi nghe đến tên nhưng hãy một lần nếm thử là mê mệt luôn.

Chả rươi được chế biến không có vị tanh, đắng hay cay nào của các nguyên liệu mà chỉ thấy hương vị hài hòa, thơm ngon, béo ngậy. Du lịch Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng vào mùa thu (tức là mùa rươi), du khách nhất định phải thử món chả rươi này – một đặc sản côn trùng của Việt Nam, một lần cho biết cái hương thu xứ Bắc Bộ nó quyến rũ đến mức nào chứ.

>>> Đọc thêm các bài viết về ẩm thực Việt Nam

Món ăn được làm từ châu chấu 

Món ăn được làm từ châu chấu 

Hay còn gọi là “tôm bay”, bởi vì con châu chấu rang lên nó giòn tanh tách, bùi bùi, tê tê, thơm ngon chẳng kém gì tép đồng. Không phải lúc nào cũng có tôm bay mà ăn. Khi lúa trổ đòng đòng, từng đàn “giặc châu chấu” kéo đến ăn lúa, thì cũng là lúc người dân nô nức đi quay châu chấu.

Loại đặc sản côn trùng thường ăn là châu chấu lúa và châu chấu tre. Các món ăn chủ yếu là châu chấu rang lá chanh, châu chấu chiên, châu chấu xào sả ớt,… Phổ biến nhất là món châu chấu rang lá chanh. Mồi này mà bưng lên bàn nhậu thì bao nhiêu két bia, bao nhiêu cữ rượu giấu trong hầm của cánh mày râu cũng phải bay sạch.

Làm châu chấu rất tốn công. Người ta phải bẻ càng, vặt cánh, rút ruột từng con, rửa muối, chần nước sôi cho sạch mới rang được. Khi rang thì lại phải kiên nhẫn, đảo tới khi châu chấu vàng ruộm lên, cái càng cũng phải giòn rụm, mới xóc tỏi, xóc lá chanh, búng gia vị.

Châu chấu rang cũng là một món đặc sản côn trùng vừa bổ vừa tốn cơm. Nhiều khách du lịch đến Ba Vì, Hà Nội thưởng thức món ăn này, hô thần chú “tôm bay” là quên sợ, lần sau nghe ngóng thấy mùa “quay châu chấu” đến là phải nhanh chân đi thưởng thức ngay kẻo hết mùa.

Món ăn từ con nhộng

Món ăn từ con nhộng

Chẳng phải thứ đặc sản côn trùng cao sang gì, trong quán cơm bình dân cũng có thể bắt gặp món nhộng tằm. Nhộng này ăn lá dâu, nhả tơ dệt lụa. Theo Đông y, khi ăn nhộng là ta ăn nguyên con không sót phần nào hết, thành thử nguyên khí đủ đầy, đại bổ. Nói theo ngôn ngữ Tây y, nhộng giàu đạm, loại đạm này lại dễ tiêu, cũng bổ.

Các cụ ngày xưa có câu: “Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng.” Thế là ăn kiểu mùa nào thức nấy. Con nhộng lấy từ kén ra, béo nung núc, đem rang lá chanh, làm nộm, xào lá lốt, chiên xù,… đều thơm ngon cực kì.

Nhộng không khó chế biến, không kén nguyên liệu, chỉ có cái đặc biệt là rất giàu đạm nên dễ thiu, ăn phải miếng nhộng ôi là biết ngay. Nhộng phải tươi, xào nấu làm sao không bị vỡ, khi ăn cảm nhận được vị béo bùi vỡ òa trong miệng mới là làm khéo.

Con nhộng nhả tơ là đặc sản đồng bằng Bắc Bộ, còn các vùng núi cao, đặc biệt là Mù Cang Chải, Yên Bái thì lại có đặc sản nhộng ong. Nhộng ong là ấu trùng non lấy từ tổ ong.

Từ đặc sản côn trùng nhộng ong có nhiều món ngon như nhộng ong xào, nộm nhộng ong. Đặc biệt lên Mù Cang Chải không ai quên thưởng thức món nhộng xào mùng. Mùng ở đây là dọc mùng hay còn gọi là cây bạc hà. Nhộng thì mềm béo, mùng thì xanh giòn, hòa quyện với nhau mộc mạc thôi mà hấp dẫn lạ thường.

Món ăn độc lạ từ đuông dừa

Món ăn độc lạ từ đuông dừa

Người ta vẫn hay đem con đuông dừa ra chọc ghẹo nhau, vì trông hình thù nó cũng hơi gớm ghiếc thật. Hiện nay con đuông dừa đã bị cấm buôn bán, nhưng nhiều nơi vẫn bán chui. Khó ở chỗ lệnh cấm ban xuống để bảo vệ dừa Bến Tre trước sự tàn phá khủng khiếp của loài sâu này, còn người dân bán chui vì… thèm.

Con đuông này xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chuyên đục khoét làm héo dừa. Nó phá hoại từ lúc là ấu trùng cho tới khi trưởng thành thành con bọ. Nó phá từ dừa đến đến cau, cọ, chà là, tóm lại là cây họ Cau.

Người dân Nam Bộ nghĩ ra nhiều cách ăn đặc sản côn trùng đuông dừa, như lăn bột chiên, rang, luộc nước dừa, nấu cháo, làm gỏi, thổi xôi đuông.

Nghe nói triều Nguyễn Gia Long và Minh Mạng rất mê xôi đuông. Mà thời nay thì du khách nước ngoài khoái thử thách ăn “đuông lội sông” tức là món đuông tẩm nước mắm. Con đuông còn sống, ngọ nguậy, ai thích ăn thì mô tả nó ngọt ngọt, bùi bùi như trứng, lại chẳng kém phô-mát.

Nhưng nói chung, du khách tới đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Bến Tre may mắn gặp nhà nào hạ cây dừa bị đuông đục, được thết đãi bữa đuông tươi thì vừa giúp gia chủ, vừa được biết một món đặc sản miền sông nước, chứ không nên tìm đến ăn ở hàng quán, tức là vô tình cổ vũ cho hành vi trái pháp luật.

Món ăn từ sá sùng

Món ăn từ sá sùng

Sá sùng thuộc ngành Giun đốt, là một loài hải sản quý sống ở dưới biển sâu. Ở Việt Nam, nó có rất nhiều tên gọi thay đổi theo từng vùng miền như con sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm bi bi, con cạp đất, con mồi,… Những tỉnh khai thác sá sùng nổi tiếng nhất nước ta là Quảng Ninh, Nha Trang (Khánh Hòa) và Côn Đảo (Vũng Tàu).

Từ thời xưa, đặc sản côn trùng sá sùng đã được được khai thác để làm cống vật tiến vua, là món ngon của riêng tầng lớp quý tộc. Đến ngày nay, sá sùng vẫn được mệnh danh là “mì chính của người giàu”. Ấy là bởi trong nồi nước dùng, đặc biệt là nước phở; mà bỏ vài con sá sùng nướng thơm vào thì mới có vị ngọt đằm sâu vô cùng quyến rũ.

Du khách đến các vùng biển Vân Đồn Quảng Ninh, du lịch Côn Đảo; hoặc ghé thăm huyện đảo Lý Sơn; Quảng Ngãi sẽ có dịp thưởng thức sá sùng tươi nữa. Sá sùng xào tỏi, sá sùng chiên, gỏi sá sùng; sá sùng xào su su, xáo sá sùng,… vừa béo vừa thơm ngon lạ lùng.

Không ít người du lịch Quảng Ninhl; du lịch Côn Đảo cũng chọn mua đặc sản côn trùng sá sùng khô làm quà; bởi món đặc sản này giá thành lên tới hàng triệu đồng/kg; mà mua ở thành phố lớn cũng chưa chắc đã mua được đồ mới.

Trong bụng sá sùng nhiều cát, sau khi sơ chế sạch, đem nướng thơm nấu cháo; hầm gà ác, nấu nước dùng kiểu “quý tộc”; hoặc nhâm nhi sá sùng như mực nướng thì càng là cái thú tiêu tiền trong khoái hoạt.

Món ăn từ Cà cuống

Món ăn từ Cà cuống

Cà cuống hay còn có một cái tên mĩ miều là “long sắt”, tức con rận rồng. Nó là thức ngon đi vào sử sách; được chép lại trong “Đại Việt sử ký toàn thư” như một cống phẩm Triệu Đà đưa sang Hán triều. Tức là ít nhất cũng phải 2000 năm trước; người Việt đã biết đến cái hương thơm cay tê như quế mà đậm đà hơn xa quế của con cà cuống.

Hình như những thứ thực thơm tho thì hình dáng bên ngoài lại không bắt mắt lắm; như phương Tây người ta say sưa hít hà hương cây nấm cục truffle xù xì cục mịch; thì nhiều nước phương Đông lại mê mẩn mùi thơm của con cà cuống tối ngày lội ao, đầm, ruộng, bãi.

Cà cuống, đặc sản côn trùng; là thức ngon trong nhiều nền ẩm thực lớn của châu Á như Việt Nam; Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,… Hiện nay, do lạm dụng dụng thuốc bảo vệ thực vật; kiếm cà cuống ở Việt Nam rất khó; phải mua từ các nước bạn Campuchia, Thái Lan với giá đắt đỏ.

Cà cuống đặc sản côn trùng còn được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác; như ngâm nước mắm nguyên con, ngâm rượu, xào mỡ, ướp muối, rang, chiên,… Thật mong nông nghiệp sạch sẽ mau chóng lớn mạnh hơn nữa; để toàn dân khỏe mạnh, và để cà cuống quay lại các cánh đồng Việt Nam.

Món ăn từ trứng kiến

Món ăn từ trứng kiến

Trứng kiến là một đặc sản núi rừng. Kiến ở đâu cũng cól; nhưng ở thành phố thì tìm đâu được tổ kiến vàng; kiến đen đầy trứng thơm ngon, bùi béo mà chọc?

Độ tháng 5-6, kiến làm tổ dày đặc trên cây rừng, cũng là mùa trứng kiến. Đồng bào Rơ Măm ở Kon Tum từ lâu đã thết đãi khách quý bằng món gỏi cá kiến vàng. Thịt cá dai thơm, kết hợp với trứng kiến chua chua nổ tanh tách; nồng nàn ớt xanh, tiêu rừng, thính gạo, hít thêm ít rượu cần bén phải biết.

Ở phía Bắc, người Thái đen ở Sơn La cũng ăn đặc sản côn trùng trứng kiến. Khách du lịch Sơn La có thể ghé chợ Nà Sì họp ven Quốc lộ 6; ngôi “chợ côn trùng” lừng danh đất Việt để mua trứng kiến tươi rói từ rừng ra chợ.

Canh trứng kiến cá giòn ngọt thanh, canh trứng kiến lá lốt mát ruột ngày hè. Chả trứng kiến lá lốt vừa ngọt thịt vừa bùi trứng; trứng kiến xúc bánh đa quyện ngon nồng nàn. Còn xôi trứng kiến đậm vị mà tốt nhất là nên thích vừa vừa; vì lỡ thích mê thì trứng kiến đâu có dễ mua và rẻ như trứng khác!

Các món ăn đặc sản côn trùng thường được coi như những món ăn đáng sợ nhất Việt Nam. Nhưng kì thực, đặc sản côn trùng chính là minh chứng cho sự tài hoa của người Việt trong việc nâng tầm các nguyên liệu dân dã bản địa thành nghệ thuật ẩm thực. Bạn đã từng thử một lần các món ăn trên do trang RCC chia sẻ chưa?

Nguồn: dulichvietnam.com.vn

Tác giả

Võ Lựu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *