Công dụng thần kỳ của nước ép cà rốt mà bạn nên biết

Công dụng thần kỳ của nước ép cà rốt mà bạn nên biết
4 phút, 20 giây để đọc.

Vai trò của nước ép cà rốt là gì? Uống nước ép cà rốt mỗi ngày có sao không? Bài viết hôm nay của RCC sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho những thắc mắc này.

Cải thiện thị lực

Cải thiện thị lực

Nước ép cà rốt chứa vitamin A và C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường thị lực. Ngoài ra, cà rốt còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao; nên có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh về mắt. Do đó, nếu muốn “cửa sổ tâm hồn” của mình luôn tươi sáng và khỏe mạnh, mẹ đừng quên bổ sung nước ép cà rốt vào khẩu phần ăn của mình.

Giúp gan thải độc

Nghiên cứu khoa học cho thấy nước ép cà rốt có khả năng giải độc gan hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng nước trong cà rốt cao tới 87%. Vì vậy loại nước này cũng có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Cải thiện làn da tươi sáng

Cà rốt chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa, có thể kích thích sản sinh collagen, từ đó giúp bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa. Vì vậy, sử dụng nước ép cà rốt đúng cách khoa học sẽ giúp bạn có được làn da tươi trẻ, mịn màng.

Cải thiện huyết áp

Nước ép cà rốt được coi là “thần dược” đối với bệnh nhân cao huyết áp. Nguyên nhân là do trong thành phần của cà rốt có chứa một lượng kali rất lớn, giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong nước ép cà rốt còn giúp kiểm soát lượng cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hạn chế đầy bụng

Hạn chế đầy bụng

Hiện tượng đầy bụng gây nên cho chúng ta không ít phiền toái và khó chịu. Nếu bạn cũng thường xuyên bị đầy bụng thì hãy uống ngay một ly nước ép cà rốt nhé. Loại nước này sẽ hạn chế sản sinh ra hơi trong bụng, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm được hiện tượng đầy bụng.

>> Xem thêm các bài viết khác về Đồ uống bổ dưỡng

Ngăn chặn ung thư

Bạn có tin thứ nước ép “rẻ tiền” này lại có thể ngăn ngừa ung thư không? Không chỉ một loại ung thư đâu, nước ép cà rốt có thể làm giảm nguy cơ của khá nhiều loại bệnh nan y đấy. Cụ thể là một số bệnh sau đây:

Ngăn ngừa ung thư dạ dày: Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, cà rốt có thể giảm 26% nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngừa ung thư vú: Nồng độ β-carotene trong máu càng cao thì nguy cơ tái phát ung thư vú càng thấp. Và thật bất ngờ, bệnh nhân đã điều trị ung thư vú khi được uống nước ép cà rốt trong 3 tuần lại có nồng độ carotene trong máu cao hơn.

Ngừa ung thư da: Tiền chất vitamin A (β-carotene) có trong cà rốt có thể ngăn ngừa ung thư da bằng cách tự gắn nó với các gốc tự do trong cơ thể để bảo vệ chúng khỏi sự tăng trưởng tế bào ác tính.

Tác hại nếu uống quá nhiều

Tác hại nếu uống quá nhiều

Ngộ độc natri: Nếu bạn uống quá nhiều nước cà rốt thì lượng methemoglobin sản sinh trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng, dẫn tới máu không cung cấp đủ oxy cho sự hô hấp và chuyển đổi máu ở mô gây nên hiện tượng nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Uống quá nhiều nước ép cà rốt; có thể sẽ gây ức chế rụng trứng ở phụ nữ. Chính vì thế, nếu bạn đang có kế hoạch sinh con thì nên hạn chế loại nước ép này nhé.

Gây táo bón: Cà rốt có chứa hàm lượng chất xơ rất lớn. Tuy nhiên, chất xơ này lại ở dạng không hòa tan. Vì thế, nếu bạn uống quá nhiều nước cà rốt mà không cung cấp đủ nước cho cơ thể; thì sẽ làm chúng tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

Gây vàng da: Nhóm nghiên cứu của Đại học Oregon cho biết; nếu uống quá nhiều nước ép cà rốt thì sắc tố β-carotene; sẽ tăng lên trong cơ thể bạn và đó là nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da.

Cách uống nước ép có lợi cho sức khỏe

Để nước ép cà rốt mang đến những tác dụng tích cực cho sức khỏe. Bạn nên chú ý một vài điểm sau đây:

  • Chỉ nên uống 2 – 3 ly mỗi tuần và mỗi ly chỉ khoảng 100ml.
  • Nên uống sau bữa ăn để giúp cơ thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong cà rốt.
  • Sau khi làm nước ép cà rốt, bạn nên uống luôn hoặc không để quá 24 giờ

Nguồn: meta.vn

 

Tác giả

Đặng Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *