Các bà mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ ăn váng sữa?

Các bà mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ ăn váng sữa?
3 phút, 21 giây để đọc.

Váng sữa cho bé tuy rằng cung cấp nguồn năng lượng khá dồi dào nhưng nó lại không đem  nhiều dưỡng chất. Tùy Theo cân nặng và khả năng hấp thụ của từng bé mà mẹ có thể đưa ra liều lượng chính xác

Váng sữa là gì? Giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Váng sữa là một dạng sản phẩm được chế biến bằng cách tách bỏ chất béo trong sữa và làm lạnh theo công nghệ hiện đại, ngày nay váng sữa được sản xuất theo công nghệ ly tâm để tách phần đầu của sữa. 

Váng sữa là gì?

Váng sữa được coi là thực phẩm giàu chất béo hàng đầu trong các sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh, chất béo là thành phần chính trong ván sữa, cung cấp tới 70% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ, tuy nhiên nó lại chứa các thành phần thực phẩm khác như protein. Vitamin và khoáng chất trong váng sữa

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm được gọi là “váng sữa”; cha mẹ cần phân biệt rõ để khi lựa chọn váng sữa cho bé thật phù hợp: 

Váng sữa: Gồm cream, men vi sinh  lactic (có thêm sữa tách bơ). Hạn sử dụng của nó: 7 ngày từ lúc sản xuất, điều kiện bảo quản là 2 – 6°C.

Milk pudding: Thành phần bao gồm có sữa, đường, chất giúp ổn định; cream, màu, hương liệu như vanilla, chocolate, dâu, etc.. Hạn sử dụng: 3 tháng. Bảo quản trong điều kiện từ 0 đến 25°C.

Tvorog (cottage cheese): có sữa, sữa tách bơ, nấm men, phụ gia như đường, nước, sirup, chất điều vị, etc.. Hạn sử dụng: 14 đến 30 ngày. Bảo quản ở trong điều kiện từ 2 – 6°C.

Khi nào bé có thể ăn váng sữa được?

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng khi bé đạt độ tuổi tập ăn dặm, tức 6 tháng tuổi có thể dùng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai và cả váng sữa. Tuy nhiên theo lời khuyên, chuyên gia cho rằng các mẹ chỉ nên cho bé dùng váng sữa như thực phẩm bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ để hỗ trợ phát triển.

Khi nào bé có thể ăn váng sữa được?

Nguyên tắc “vàng” khi cho bé ăn váng sữa

Các mẹ có thể cho con ăn váng sữa sau khi ăn sáng để cung cấp protein, ;vitamin và khoáng chất còn thiếu hụt trong bữa ăn. Ngoài ra, buổi chiều sau giấc ngủ trưa cũng là thời điểm lý tưởng cho bé ăn váng sữa. Khi đó sản phẩm phát huy tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bé; bé sẽ không cảm thấy đói.

Không cho bé ăn váng sữa vào buổi tối sẽ khó tiêu hóa và làm bé ngủ không ngon giấc, có thể nôn ói.

Cho bé làm quen với váng sữa từ ít đến nhiều và tuân theo liều lượng sau: từ 6-12 tháng 20g – 55g/ngày (tương đương với 1/3 đến 1 hộp); từ 1-2 tuổi: 55g – 70g/ngày; trên 2 tuổi: 55g -110g/ngày.

Nguyên tắc “vàng” khi cho bé ăn váng sữa

Có thể trộn váng sữa với hoa quả để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Thế nhưng tuyệt đối không trộn váng sữa với các loại thực phẩm khác. Bởi sự kết hợp có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa, gây đầy bụng, khó tiêu cho bé.

Nếu bé đang trong tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy, tức hệ tiêu hóa và đường ruột bé đang hoạt động kém. Trong váng sữa lại nhiều chất béo, giàu năng lượng không thích hợp trong giai đoạn này.

Các mẹ lưu ý váng sữa cho bé chỉ nên xem là món ăn phụ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em hàng ngày. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc mà RCC đã kể trên để  cho trẻ nhỏ dùng váng sữa đúng cách.

Nguồn: dinhduong.online

Tác giả

Huỳnh Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *